Massage sau sinh là phương pháp massage toàn thân nhằm cải thiện sức khỏe, vóc dáng và tinh thần cho mẹ sau khoảng thời gian mang thai và vượt cạn đầy khó khăn.

Tác dụng của massage sau sinh không chỉ giúp giảm mỡ bụng, làm mờ vết rạn, kích thích tuyến sữa mà còn mang lại những giây phút thư giãn cho chị em phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu quy trình massage sau sinh dưới đây để bạn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe nhé.

Các bước massage sau sinh hiệu quả

Sau quá trình sinh nở, bạn sẽ thường mắc chứng đau vai, lưng và đặc biệt hay bị chuột rút bắp chân, lòng bàn chân. Để việc massage sau sinh thuận tiện hơn, bạn hãy nhờ chồng, người thân hoặc bạn bè giúp đỡ nhé.

Bước 1: Massage chân thư giãn

Sau sinh, mẹ bỉm sữa thường mệt mỏi dẫn đến lười đi lại, làm cho các cơ bắp chân không được vận động thường xuyên gây nên triệu chứng bị đau và căng cứng.

Do đó, hầu hết liệu trình massage sau sinh sẽ bắt đầu với massage chân. Người massage sẽ dùng tay ấn nhẹ vào lòng bàn chân. Sau đó, xoa bóp các ngón chân bằng cách đan tay vào các ngón rồi kéo nhẹ lên. Hoạt động này giúp giảm đau và thư giãn khá tốt.

Bước 2: Massage cơ bắp chân

Với phương pháp massage sau sinh này, người trợ giúp hãy xoa bóp nhẹ nhàng cơ bắp theo thứ tự từ mắt cá chân lên tới phần đầu gối. Sử dụng lực ở đầu ngón tay ấn từ nhẹ tới mạnh vào vùng bắp chân đau mỏi, sau đó thả ra từ từ và làm dọc bắp chân.

Điều này giúp chống lại lực đưa máu từ chân lên tim, giúp cơ chân của bà đẻ giảm đau sau một thời gian dài mang thai và chịu nhiều trọng lực từ em bé trong bụng.

Bước 3: Massage cơ đầu gối và đùi

Với động tác này, người thân sẽ dùng bàn tay tạo những chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ quanh đầu gối, sau đó tiến hành massage đùi bằng cách để đầu gối của mẹ co gập lại. Từ từ vuốt theo chiều đầu gối lên tới hông và dần vuốt mạnh ở bộ phận này.

Kết hợp tinh dầu cam, gừng… cũng góp phần làm giảm cơn đau để bà đẻ thư giãn và thoải mái hơn đấy.

Bước 4: Massage bụng sau sinh

Sau sinh, mẹ thường có xu hướng mặc cảm vì vùng bụng chảy xệ, nhăn nheo… Với cách massage sau sinh này, mẹ sẽ dễ dàng lấy lại vóc dáng cân đối của mình.

Người massage sẽ sử dụng lòng và cạnh bàn tay để xoa bóp bụng theo chiều từ xương sườn tới xương mu. Việc này sẽ giúp hỗ trợ cho tử cung đẩy các sản dịch ra ngoài hiệu quả.

Bước 5: Massage sau sinh ở vùng lưng

Cơ lưng có thể sẽ là vùng bị căng cơ nhiều khi bạn sinh con. Thói quen massage lưng sẽ giúp bạn giãn cơ khá tốt.

Người trợ giúp dùng ngón tay cái và phần trên của lòng bàn tay nhấn và xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng. Thực hiện động tác này từ 15-20 phút mỗi ngày.

Nếu bạn sinh mổ, có thể massage lưng trong tư thế ngồi. Ngoài ra, hãy kê gối dưới ngực nếu nằm sấp.

Bước 6: Massage sau sinh ở vùng cổ và vai gáy

Với phương pháp này, mẹ có thể chọn tư thế ngồi thẳng lưng hoặc nằm sấp mình sao cho thoải mái. Bạn cũng có thể kê thêm gối dưới bầu ngực trước khi nằm, tránh tình trạng đau nhức ngực.

Người thân sẽ dùng các đầu ngón tay miết dọc gáy, cổ, vai nhẹ nhàng, sau đó mạnh dần cho đến khi cảm nhận được sức nóng từ lực massage tác động lên.

Tiếp theo, người massage chỉ cần dùng tay trái đấm nhẹ từ phần cổ xuống hết vai phải, thực hiện nhẹ nhàng và lặp lại động tác tương tự với phần vai còn lại.

Bạn có thể nhờ người thân bóp cánh tay của mình nhẹ nhàng từ phần vai xuống tới bàn tay. Lặp lại thao tác này trong vài phút. Sau đó tiến hành xoa bóp các ngón tay, giữa các ngón tay và lòng bàn tay.

Bước 8: Massage sau sinh – Massage đầu

Để massage đầu, người thân có thể dùng các ngón tay để xoa theo đường hình tròn. Hoặc luồn các ngón tay đan vào tóc rồi kéo nhẹ lên. Việc này sẽ giúp cho các mẹ sau sinh cảm thấy cực thư giãn và thoải mái.

Bước 9: Massage ngực giúp mẹ kích sữa cho bé

Tác dụng của massage sau sinh là giúp mẹ tăng tiết sữa, nên mẹ nhớ nhắc người thân không nên bỏ qua động tác này. Tuy nhiên, đây là bộ phận khá nhạy cảm nên chỉ dùng lực vừa phải và tránh sử dụng dầu hoặc kem bôi để tránh ảnh hưởng đến việc bú sữa của trẻ.

Các bước thực hiện:

Những điều cần biết trước khi massage sau sinh

Trước khi massage sau sinh, mẹ bỉm sữa nên lưu ý những điều dưới đây: